Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Tư, 15/05/2024

Đăng ký nhận tin

Viện Dệt May hưởng ứng ngày khoa học công nghệ

25/05/2017 11:13 SA
Nhằm biểu dương, tôn vinh đội ngũ cán bộ làm khoa học và công nghệ (KH & CN) cũng như tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các thành tựu KH & CN, nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của KH & CN; động viên thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh sinh viên (HSSV) say mê nghiên cứu khoa học (NCKH), góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực KH & CN trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Bộ KH & CN đã đề xuất Chính phủ trình Quốc Hội thông qua Luật KH & CN năm 2013 tại kỳ họp thứ 5 Quốc Hội khóa XIII vào ngày 18/6/2013, trong đó quy định ngày 18/5 là ngày KH&CN Việt Nam.
 
 
Sở dĩ Quốc hội chọn ngày 18/5 là ngày KH & CN Việt Nam là vì ngày này gắn với một sự kiện lịch sử. Ngày 18/5/1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự và phát biểu tại Đại hội lần thứ Nhất của Hội phổ biến Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo. Bác nói: “Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động, không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi”. Trong lời nói ngắn gọn này, Bác đã chỉ rõ nguyên lý, mục tiêu và sứ mệnh cao cả của KH & CN.
 
 
Trên thế giới, hầu hết các nước phát triển đều có Ngày khoa học hoặc Tuần khoa học quốc gia. Ở Mỹ có Ngày khoa học quốc gia trẻ cách đây hơn 100 năm. Ở Úc có Tuần lễ khoa học quốc gia được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1998,… Các sự kiện như vậy đã thu hút hàng triệu người tham gia với hàng nghìn hoạt động được diễn ra.
Năm nay là năm thứ tư Viện Dệt May tổ chức Ngày KH & CN, không chỉ như “liều thuốc” kích thích tinh thần sáng tạo trong đội ngũ những người làm khoa học mà còn góp phần lan tỏa không khí đổi mới trong tư duy làm khoa học của đội ngũ cán bộ trẻ của Viện trong việc nghiên cứu khoa học, thực hiện các đề tài sản xuất các sản phẩm dệt may thân thiện với môi trường, có giá trị gia tăng cao khi xuất khẩu, … nhằm đóng góp cho sự phát triển bền vững của ngành Dệt May Việt Nam trong hội nhập quốc tế. 
 
 
Thay mặt lãnh đạo Tập đoàn DMVN, ông Nguyễn Khánh Sơn, Giám đốc điều hành cho biết, trong quá trình hình thành và phát triển của Viện Dệt May đến nay đã gần 50 năm, đội ngũ làm khoa học của Viện luôn tâm huyết để hoàn thành các đề tài ngiên cứu khoa học liên quan đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may. Viện Dệt May là đơn vị đứng đầu trong khối viện trường của Tập đoàn, đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu và triển khai cấp Nhà nước, Bộ và Ngành được áp dụng vào thực tiễn sản xuất, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội. Từ việc nghiên cứu khoa học đem lại giá trị cho doanh nghiệp và xã hội, Viện Dệt May đã chuyển đổi thành công sang mô hình 115, từ một viện nghiên cứu được bao cấp sang viện nghiên cứu tự chủ về kinh phí hoạt động. Hiện nay Viện đang trong quá trình cổ phần hóa, đòi hỏi đội ngũ làm khoa học của Viện cần chuyên tâm và nỗ lực hơn để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhu cầu doanh nghiệp và xã hội. Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đây sẽ là áp lực lớn với ngành dệt may, nhưng cũng là cơ hội lớn để cho đội ngũ các nhà nghiên cứu khoa học của Viện tiếp tục nghiên cứu và sáng tạo.
Ông Nguyễn Văn Thông – Viện Trưởng Viện Dệt May đã cảm ơn sự quan tâm của Lãnh đạo Tập đoàn dành cho các cán bộ làm khoa học tại Viện Dệt May. Ông Thông chia sẻ, Viện Dệt May đã trải qua 1 giai đoạn dài, từ năm 1969 đến nay, thay đổi qua rất nhiều hình thức quản lý thuộc các đơn vị khác nhau và các hoạt động cũng khác nhau. Trong quá trình chuyển đổi, theo xu hướng thay đổi của công nghệ cũng như sự quản lý nhà nước, dần dần Viện Dệt May từ một đơn vị được quản lý, được nhà nước bao cấp 100%, dần dần chuyển đổi sang mô hình tự chủ tài chính chi thường xuyên và trong năm nay Viện Dệt May tiếp tục thực hiện đi đầu trong việc chuyển đổi, cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập. Trong quá trình chuyển đổi này, có mở ra nhiều tiềm năng và hứa hẹn, đồng thời cũng có nhiều khó khăn do chính sách của nhà nước chưa được cập nhật, chưa được chuyển đổi để hỗ trợ cho sự phát triển của KH & CN nói chung, cũng như là KH & CN của ngành dệt may nói riêng. Tuy nhiên, cán bộ của Viện Dệt May xác định đây là việc chuyển đổi tất yếu, và Viện Dệt May chỉ có thể tồn tại và phát triển lên bằng chính năng lực của mình, bằng việc tiếp cận với khách hàng của thị trường, kể cả các doanh nghiệp nhà nước, mà cụ thể là Tập đoàn DMVN, các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Do vậy Viện Dệt May hứa sẽ cố gắng hơn nữa, quyết tâm nâng cao năng lực của mình, đồng thời Viện Dệt May cũng sẽ tập trung nâng cao quản lý chất lượng để phù hợp với yêu cầu của khách hàng trong thời kỳ mới, đáp ứng được kỳ vọng của Tập đoàn DMVN cũng như Bộ Công Thương.

Nguồn: Vinatex
» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.140.786
Khách
: 1.011
 
Viện Dệt May hưởng ứng ngày khoa học công nghệ Rating: 5 out of 10 29623.
Core Version: 1.8.0.0