Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 01/11/2024

Đăng ký nhận tin

HanoiTex 2022 quy tụ hơn 160 đơn vị triển lãm đến từ 8 quốc gia và vùng lãnh thổ

23/11/2022 03:08 CH
Ngày 23/11, Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp Dệt May – Thiết bị và nguyên phụ liệu 2022 (HanoiTex 2022) chính thức khai mạc tại Trung tâm triển lãm Quốc tế I.C.E Hà Nội (91 Trần Hưng Đạo, TP. Hà Nội)... Triển lãm do Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX), Công ty Triển lãm CP (Hồng Kông), Công ty cổ phần Triển lãm Hội nghị và Quảng cáo Việt Nam (VCCI Expo) phối hợp tổ chức, dưới sự bảo trợ của Bộ Công Thương, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) và Hội Dệt May Thêu Đan TP. HCM (AGTEK).

Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, dệt may là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. Trong định hướng phát triển ngành, Bộ Công Thương luôn coi dệt may là một ngành quan trọng, không chỉ đóng vai trò là ngành sản xuất công nghiệp mang lại giá trị xuất khẩu cao, đứng thứ ba cả nước, mà còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ổn định an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn người lao động với thu nhập cao hơn từ 2-3 lần so với lao động nông nghiệp.

Theo Thứ trưởng, tuy kim ngạch xuất khẩu cao nhưng giá trị gia tăng trong sản phẩm dệt may của Việt Nam còn ở mức thấp, ngành dệt may chưa chủ động được nguyên phụ liệu, chưa đáp ứng được các công đoạn thượng nguồn chuỗi cung ứng mang lại giá trị gia tăng cao hơn. Bên cạnh đó, năng suất lao động cũng thấp hơn các nước trong khu vực, trình độ công nghệ ở mức trung bình khá. Chính vì vậy, trong thời gian tới, ngành dệt may Việt Nam cần tăng cường phát triển theo chiều sâu, thay vì chiều rộng, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, đặc biệt tập trung vào những công đoạn mang lại giá trị gia tăng cao như thiết kế, sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào, phân phối, từng bước chuyển mình lên vị trí cao hơn trong chuỗi sản xuất.

Trong bối cảnh đó, việc tổ chức HANOITEX 2022 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong ngành dệt may trong và ngoài nước gặp gỡ đối tác, quảng bá thương hiệu, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường.

Thứ trưởng kỳ vọng, với sự hỗ trợ của Chính phủ và các bộ, ngành và doanh nghiệp dệt may trong nước đến năm 2030 ngành sẽ đạt mục tiêu đạt 70 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam thông tin, 10 tháng đầu năm ngành dệt may xuất khẩu 38 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2021. Mục tiêu của ngành phấn đấu cả năm 2022 sẽ đạt 42-43 tỷ USD. Ông Giang cho biết, ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước những thách thức cực kỳ khó khăn, tuy nhiên thông tin từ các nhà sản xuất thiết bị, công nghệ, nguyên phụ liệu sẽ là bước giải pháp cho ngành đưa ra định hướng cho giai đoạn 2023 – 2025. Theo đó đề xuất Bộ Công Thương tiếp tục lắng nghe, tạo điều kiện cho ngành, sớm phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035”. Cùng với đó, Hiệp hội Dệt May Việt Nam cùng Tập đoàn dệt may Việt Nam và cộng đồng các doanh nghiệp trong ngành sẽ tiếp tục đưa ra giải pháp kêu gọi đầu tư vào nguồn cung thiếu hụt, thực hiện hóa các Hiệp định thương mại mà Chính phủ đã ký với các nước trên toàn cầu.

Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT, Tập đoàn dệt may Việt Nam cho biết trong thời đại CMCN 4.0 ngày nay, ngành dệt may càng phát triển mạnh mẽ, không chỉ tự động hoá máy móc thiết bị mà còn tiến tới quản trị tự động theo thời gian thực. Bên cạnh đó, các công nghệ dệt may hiện đại cũng tập trung quan tâm giải quyết vấn đề liên quan đến sản xuất xanh, hạn chế sử dụng hoá chất, tiết kiệm tài nguyên, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo... Đặc biệt, trong thời đại công nghiệp mới, các thế hệ công nghệ phát triển rất nhanh chóng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải cập nhật thường xuyên nếu không muốn trở nên lạc hậu và giảm khả năng cạnh tranh.

Hanoitex 2022 là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tiếp cận được với các công nghệ hiện đại phù hợp với định hướng phát triển của ngành Dệt May Việt Nam, đồng thời cũng bắt kịp xu hướng của ngành dệt may toàn cầu.

Triển lãm với quy mô diện tích gian hàng 4.000 m2, có sự tham gia của hơn 160 đơn vị triển lãm uy tín đến từ 8 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tại sự kiện, các doanh nghiệp tham gia triển lãm giới thiệu các thiết bị và nguyên phụ liệu với công nghệ tiên tiến nhất thế giới hiện nay cho thị trường dệt may tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, trong 2 ngày hoạt động chính của HanoiTex2022 (từ 23/11 đến 24/11/2022) sẽ diễn ra các buổi hội thảo với những chia sẻ thú vị, bổ ích dến từ các diễn giả giàu kinh nghiệm trong nước và quốc tế, tập trung thông tin vào các chủ đề được đông đảo doanh nghiệp dệt may quan tâm như: chuyển đổi số, các biện pháp phòng vệ thương mại, thời trang Việt …vv

Một số hình ảnh tại triển lãm:



» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.367.765
Khách
: 1.091
 
HanoiTex 2022 quy tụ hơn 160 đơn vị triển lãm đến từ 8 quốc gia và vùng lãnh thổ Rating: 5 out of 10 183937.
Core Version: 1.8.0.0