Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 29/03/2024

Đăng ký nhận tin

Hướng tới mục tiêu kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 45-50 tỷ USD

27/11/2015 03:40 CH
Ngày 26-11, tại Hà Nội, khai mạc Đại hội lần thứ V Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) nhiệm kỳ 2016-2020 và đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất lần thứ hai. Dự đại hội có Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Kinh Tế T.Ư Phạm Xuân Đương, đại diện các bộ, ngành và hơn 276 thành viên Hiệp hội.
Bốn là, xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ trong ngành dệt may theo hướng sản xuất “thân thiện với môi trường”, sản xuất sạch hơn, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao các hóa chất, chất phụ trợ, thuốc nhuộm, hơi, điện, nước... Đồng thời, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, các tổ chức ngân hàng, tín dụng trong và ngoài nước góp vốn tham gia đầu tư vào ngành dệt may và khuyến khích các DN tham gia thị trường chứng khoán để tạo kênh huy động vốn.

Với mục tiêu đến năm 2020 đạt kim ngạch xuất khẩu toàn ngành từ 45 - 50 tỷ USD, phát triển dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn xuất khẩu; thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc khu vực và quốc tế.

Đại hội nhiệm kỳ V Hiệp hội dệt may Việt Nam đề ra chiến lược phát triển ngành, giai đoạn 2016-2020, là ưu tiên phát triển ngành dệt may theo hướng đẩy nhanh việc hiện đại hóa, bảo đảm tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững, hiệu quả để ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn xuất khẩu, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Đại hội đã thảo luận về những cơ hội lớn do FTA, TPP mang lại cũng như thách thức đối với ngành. Trong năm năm tới, khi Hiệp định TPP có hiệu lực sẽ giảm mức thuế quan đối với sản phẩm dệt may của Việt Nam vào Mỹ từ 18% xuống còn 0% và với Hiệp định FTA, Việt Nam - EU khi có hiệu lực sẽ giảm mức thuế quan trung bình 11% với hàng dệt may xuất khẩu từ Việt Nam xuống còn 0%. Về lâu dài, những Hiệp định này được kỳ vọng giúp thúc đẩy ngành dệt may phát triển, tạo công ăn việc làm, cũng như thu hút đầu tư vào khâu nguyên liệu sợi - dệt nhuộm hoàn tất, nâng cao giá trị gia tăng, dịch chuyển lên trong chuỗi giá trị toàn cầu.
 

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ V gồm 96 người, ông Vũ Đức Giang tiếp tục tái đắc cử Chủ tịch Vitas, nhiệm kỳ 2016 – 2020.

Phát biểu ý kiến chỉ đạo Đại hội, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Kinh Tế T.Ư Phạm Xuân Đương đánh giá cao nỗ lực toàn ngành đã đoàn kết, vượt qua khó khăn, trụ vững thị trường trong nước, đây là ngành kinh tế công nghiệp có lực lượng lao động lớn với hơn hai triệu lao động. Do đó, các DN phải tiếp tục cạnh tranh quốc tế bằng chất lượng sản phẩm, thời trang, trách nhiệm xã hội và thân thiện môi trường; tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm dệt may để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng giá trị gia tăng sản phẩm, phát triển thương hiệu…
 

Chủ tịch Hiệp hội dệt may nhiệm kỳ IV Vũ Đức Giang thay mặt Đại hội hứa đến năm 2020, toàn ngành dệt may Việt Nam phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 45 - 50 tỷ USD, tăng tỷ lệ nội địa hóa đạt 65%, thực hiện chiến lược phát triển bông xơ đạt 10 nghìn tấn nguyên liệu cho ngành, tạo việc làm cho 3,3 triệu lao động. Vitas kiến nghị Chính phủ điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành dệt may Việt Nam, giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn 2035, cho phù hợp tình hình mới. Quy hoch các khu công nghiệp dệt may lớn tại ba miền bắc, trung, nam để thu hút đầu tư vào lĩnh vực sợi, dệt, nhuộm và hoàn tất. Hỗ trợ đầu tư xử lý nước thải tại các khu công nghiệp này…

Nhằm tiếp tục thực hiện chủ trương phát triển công nghiệp dệt may theo hướng “Chất lượng, thời trang, trách nhiệm xã hội và thân thiện với môi trường”, Hiệp hội dệt may Việt Nam đề ra bốn giải pháp chủ yếu.

Một là, về đầu tư chuyển dịch sản xuất, các dự án dệt nhuộm ô nhiễm vào các khu công nghiệp tập trung có hệ thống xử lý nước thải, các dự án may về các vùng nông thôn, thị trấn, thị tứ nhằm tận dụng nguồn lao động tại chỗ. Tập trung nâng cao chất lượng và đẳng cấp sản phẩm. Tăng cường xúc tiến kêu gọi đầu tư vào sản xuất nguyên liệu, in nhuộm hoàn tất vải nhằm từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và khả năng chủ động về nguyên liệu cho doanh nghiệp (DN), chuyển dịch phương thức sản xuất từ gia công CMT sang FOB và ODM, từng bước hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng dệt may. Xây dựng các khu công nghiệp dệt nhuộm tại Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Đà Nẵng, Đồng Nai và Trà Vinh…

Hai là, về thị trường xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các thành phố lớn để cung ứng kịp thời cho các DN trong ngành. Xây dựng các trung tâm thiết kế thời trang nhằm định hướng xu hướng thời trang cho các nhà thiết kế cũng như cung cấp các dịch vụ cung cấp các mẫu thiết kế/bộ sưu tập cần cho các DN đẩy mạnh làm hàng FOB, ODM. Tăng cường công tác phổ biến pháp luật thương mại quốc tế giúp các DN vượt qua các rào cản của các nước nhập khẩu. Các DN trong ngành dệt may tổ chức và mở rộng mạng lưới bán lẻ trong nước, đổi mới phương thức tiếp thị, tiếp tục nâng cao năng lực DN trong dịch chuyển phương thức từ gia công sang FOB và ODM, OBM. Xây dựng, quảng bá thương hiệu, hình ảnh của DN.

Ba là, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng kế hoạch đào tạo lao động ngành dệt may theo hướng hình thành cụm để phục vụ chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn ngành. Củng cố hệ thống đào tạo chuyên ngành dệt may, Vitas làm đầu mối để phối hợp và liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo trong và ngoài nước triển khai Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành. Tiếp tục phối hợp với Công đoàn dệt may Việt Nam nghiên cứu, thương lượng, bổ sung, sửa đổi Thỏa ước lao động tập thể ngành phù hợp với yếu cầu thực tế của ngành, bảo đảm ổn định lực lượng lao động.
 
(LIÊN HOA - Báo Nhân Dân) 

Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.414
Khách
: 159
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0