Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 02/05/2025

Đăng ký nhận tin

Ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam: Chuyển từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững

17/10/2024 01:16 CH
Chiến lược phát triển ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam từ nay đến 2030 sẽ chuyển từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững, Và từ 2031-2035 phát triển bền vững hiệu quả theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Thách thức và cơ hội 

Các nhà nhập khẩu tại nhiều thị trường lớn trên thế giới đang thay đổi trong chính sách mua hàng khi yêu cầu các sản phẩm của nhà sản xuất phải là sản phẩm xanh. Tuy nhiên đầu tư cho phát triển xanh, phát triển bền vững là thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa khi thời gian vay vốn dài có thể lên tới 20 năm. Song dù thách thức nhưng để thích ứng các doanh nghiệp cũng đang bắt đầu thực thi từng phần. Nhiều doanh nghiệp đang chuyển đổi năng lượng từ nguyên liệu hoá thạch như than đá sang năng lượng gió, năng lượng mặt trời hay sử dụng nguyên liệu sinh khối cho lò hơi. Việt Nam cũng có tiềm năng phát triển điện sinh khối với nguồn gỗ phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp, rác thải đô thị, phế thải chăn nuôi và các chất hữu cơ khác.


Ứng dụng công nghệ
đo lường tác động môi trường trong nhà máy sản xuất ngay từ khâu phát triển mẫu để có thể đánh giá được các loại nguyên liệu, công nghệ tác động đến môi trường, đề ra kế hoạch sử dụng nguyên liệu và công nghệ ít ảnh hưởng đến môi trường cũng là việc đã và đang được các doanh nghiệp triển khai.

Hiện nhiều doanh nghiệp đang ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại như in 3D trong thiết kế, số hóa, ứng dụng trí tuệ nhân tạo tăng cường sử dụng trong thời trang sản xuất hàng may mặc sẵn theo thông số nhân trắc học, vải làm từ chất liệu vải pha sợi bã cà phê, sợi tre hay với sợi đậu nành. Bên cạnh đó các doanh nghiệp đã và đang đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm thân thiện với môi trường, tái chế, 3 loại vật liệu Polyester, Viscose, Cotton tái chế, hướng đến ZDHC - Chương trình không xả hóa chất nguy hiểm.

Nguyên liệu Polyester tái chế có 3 sản phẩm từ: chai nhựa, mía và ngô, hay quần áo cũ chứa thành phần Polyester giảm thải khí CO2 ra môi trường bên ngoài, sản phẩm này khi được vùi trong đất khả năng phân hủy đến 68.8% sau 180 ngày. Trong khi, polyester thông thường phải mất đến cả trăm năm mới phân hủy hoàn toàn.

Hiện nay ngành công nghiệp thời trang đang chuyển mình từ thời trang nhanh vứt bỏ hay chuyển ra đống rác sang thời trang bền vững. Việc tiêu thụ nhiều nguyên liệu, năng lượng, cũng như lãng phí phế thải không chỉ ảnh hưởng xấu đến môi trường mà còn khiến chi phí sản xuất ở mức cao, làm suy giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam từ nay đến 2030 sẽ chuyển từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững, và từ 2031-2035 phát triển bền vững hiệu quả theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế hướng tới sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, tái chế chất thải, góp phần bảo vệ môi trường đem lại hiệu quả kinh tế, gồm 3 nội dung cốt lõi: Giảm thiểu phát thải ra môi trường thông qua sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguyên liệu, năng lượng và sử dụng nguyên liệu, năng lượng có khả năng tái tạo. Tái sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm. Tái chế, tận dụng phế liệu, phế thải trở thành đầu vào sản xuất.

Về phía doanh nghiệp cần chủ động đầu tư nâng cấp máy móc, công nghệ, trong đó có công nghệ thông tin về thu nhận và quản lý dữ liệu giúp quá trình nhuộm dần ít phụ thuộc vào kỹ năng của người lập đơn công nghệ, ổn định chất lượng mẻ nhuộm, cũng như tăng cường tỷ lệ RFT (đúng ngay từ đầu) ở mức 95-98% thay vì 70-80% nếu không ứng dụng; mở rộng sử dụng rô-bốt trong trải cắt vải giúp giảm nhân công tới 80% và tiết kiệm vật liệu 3%; xây dựng các khu công nghiệp dệt may lớn, tập trung theo yêu cầu khu công nghiệp xanh, có hệ thống xử lý nước thải, bảo vệ môi trường... để đáp ứng phần nào về nguồn nguyên liệu cho ngành cũng cần là một trọng tâm ưu tiên của Ngành trong thời gian tới.

Như đã nói vốn là thách thức của nhiều doanh nghiệp khi bước chân vào hành trình phát triển bền vững và ESG. Để giải bài toán này doanh nghiệp cần có kế hoạch, chiến lược phát triển xanh, phát triển bền vững, xây dựng văn hóa xanh, chủ động lập báo cáo ESG, báo cáo phát triển bền vững; đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ nhân lực liên quan, nhất là các bộ phận liên quan đến tài chính xanh, tín dụng xanh, quản lý rủi ro môi trường – xã hội …để huy động tài chính.

Kiến nghị hỗ trợ từ Chính phủ

Với mơ ước ghi danh Dệt May Việt Nam trên bản đồ thời trang thế giới, trong vai trò kết nối  doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, là cánh tay nối dài giữa các cơ quan quản lý với doanh nghiệp, địa phương, hệ thống thị trường nước ngoài, trong suốt 25 năm, Hiệp hội Dệt May Việt Nam đã và đang thực hiện sứ mệnh của mình, góp phần nhỏ bé đưa công nghiệp dệt may Việt Nam có mặt trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, giành vị trí á quân trên thị trường trọng điểm, trở thành ngành xuất khẩu chủ lực Việt Nam. Hiệp hội luôn đồng hành cùng doanh nghiệp nắm được các thông tin cập nhật, các đầu mối quy trình từ đó chủ động hoạch định chiến lược, kế hoạch kinh doanh theo hướng gia tăng giá trị thương hiệu của hàng hóa Việt Nam.

Hiệp hội cũng đã tổ chức các hội thảo về tài chính xanh cho doanh nghiệp như với Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Thế giới (WWF) phối hợp tổ chức hội thảo Cơ hội tài chính xanh cho sản xuất bền vững trong ngành Dệt May Việt Nam 2019. Hay NH Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và Hiệp hội phối hợp tổ chức hội thảo “Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Dệt may 2024”….

Hiệp hội phối hợp với các tổ chức quốc tế xây dựng và triển khai các dự án cho mục tiêu xanh hóa dệt may, như dự án “Xanh hóa ngành dệt may Việt Nam thông qua cải thiện quản lý nước và năng lượng bền vững" hay nhóm Tài nguyên nước năm 2030 thuộc World Bank hoạt động ở Việt Nam từ năm 2016. Tổ công tác Ngành dệt may thuộc nhóm được thành lập cuối năm 2019, với mục tiêu xúc tiến xử lý tái chế và tái sử dụng nước thải ở các nhà máy trong khu công nghiệp nhằm góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước.



Song để các doanh nghiệp vượt qua các trở ngại trong hành trình phát triển bền vững thì cũng rất cần trợ lực từ Chính phủ và các cơ quan chức năng. Những doanh nghiệp tham gia xanh hóa và kinh tế tuần hoàn cần được Nhà nước hỗ trợ thị trường tiêu thụ, hỗ trợ cho vay ưu đãi...giúp và tạo môi trường làm việc tốt hơn, xanh và sạch hơn, bảo đảm sức khỏe cho người lao động và cho toàn xã hội. Ngành dệt may nằm trong số 20 ngành kinh tế đang được NHNN Việt Nam hướng dẫn các tổ chức tín dụng đánh giá rủi ro về môi trường khi cấp tín dụng tại sổ tay đánh giá các rủi ro môi trường và xã hội, ban hành tháng 8-2018. Vì vậy, ngành dệt may đã xây dựng chiến lược phát triển ngành theo hướng xanh hóa sản xuất, bảo vệ môi trường, đáp ứng đầy đủ tiêu chí dự án đầu tư xanh theo quy định của Luật bảo vệ môi trường, làm cơ sở tiếp cận các chính sách tín dụng xanh hiệu quả.

Nhà nước cần có thêm các hỗ trợ thiết thực khác như đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật và truyền thông giúp ngành dệt may chuẩn hóa và nhân rộng mô hình chuyển đổi xanh; tăng cường tiếp cận vốn tín dụng cho dự án đầu tư xanh; phát triển nguồn nhân lực và tài trợ về mặt nghiên cứu đối với những dự án đầu tư xanh của doanh nghiệp; rà soát và tham khảo các tiêu chuẩn/yêu cầu quốc tế để thiết lập và cập nhật định kỳ các tiêu chuẩn và định mức của ngành dệt may về chất thải, tiêu thụ năng lượng, sử dụng nước, sử dụng vật liệu và hóa chất (danh mục các chất cấm sử dụng trong sản xuất, tuân thủ sức khỏe và an toàn) áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất trong ngành; tăng cường kiểm tra và xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật môi trường.


Hiệp hội kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành có chính sách, giải pháp để trực tiếp hoặc hỗ trợ các doanh nghiệp và các tổ chức tài chính tiếp cận các nguồn tài chính xanh quốc tế, các chương trình đào tạo, trao đổi kinh nghiệm quốc tế về tăng trưởng xanh, tài chính xanh. Có chính sách hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp dệt nhuộm trong xử lý môi trường Việt Nam.

Vũ Đức Giang- Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam 


» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2025 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
Email : info@vietnamtextile.org.vn
VPĐD phía Nam : Lầu 8, 36 Phan Đăng Lưu, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.683.843
Khách
: 32
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam: Chuyển từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững Rating: 5 out of 10 37017.
Core Version: 1.8.0.0