Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Hai, 11/11/2024

Đăng ký nhận tin

Triển lãm Saigontex & SaigonFabric 2024: Điểm đến cho doanh nghiệp dệt may, nhà đầu tư và nhà mua hàng quốc tế

27/03/2024 04:45 CH
Ngành dệt may Việt Nam được đánh giá có những ưu thế so với các quốc gia cạnh tranh và đang tiếp tục được nhiều nhãn hàng, nhà mua hàng quốc tế tìm đến. Tuy nhiên, để được chọn lựa và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, doanh nghiệp dệt may cần phải nỗ lực cải tiến nhiều hơn nữaTriển lãm Saigontex & SaigonFabric 2024 diễn ra từ ngày 10 đến 13-4-2024 tại Trung tâm Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. HCM quy tụ nhiều doanh nghiệp trong nước và quốc tế được xem là cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may tìm hiểu thực tế xu hướng của ngành.

Cơ hội Dệt may Việt Nam tăng tốc

Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), năm 2023 xuất khẩu toàn ngành dệt may Việt Nam đạt kim ngạch hơn 40 tỷ USD và lần đầu tiên xuất đến 104 thị trường. Năm 2024, ngành đặt mục tiêu tăng 44 tỷ USD kim ngạch.

Theo ông Giang, tín hiệu đơn hàng dệt may đã tốt hơn, các nhãn hàng đã quay trở lại đặt hàng khi tồn kho giảm nhiều. Cùng với đó, ngành dệt may Việt Nam có những ưu thế so với các quốc gia cạnh tranh. Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán 19 hiệp định thương mại tự do (FTA); trong đó có 16 FTA đã ký kết và thực thi; 3 FTA đang trong quá trình đàm phán và là quốc gia duy nhất ký kết hiệp định thương mại tự do với tất cả đối tác kinh tế lớn trên toàn cầu.

Đặc biệt, Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2035 được Chính phủ phê duyệt gần đây sẽ là nền móng thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sợi, dệt, nhuộm, tạo cơ hội cho ngành dệt may tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định…

Dù vậy, theo ông Giang, năm 2024, dự báo kinh tế thế giới còn nhiều biến động. Thách thức với doanh nghiệp chưa dừng lại khi ngày càng nhiều thị trường nhập khẩu dệt may lớn đưa ra những quy định mới mang tính bắt buộc liên quan tới thẩm định quyền con người, minh bạch hơn trong sản xuất cũng như bảo đảm sản phẩm được truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng, phát triển xanh, đơn hàng đa dạng và phải giao hàng nhanh…

Điểm đến cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhà mua hàng quốc tế

Có thể thấy, doanh nghiệp sản xuất muốn tham gia cuộc chơi toàn cầu buộc phải tự đổi mới mình và minh bạch hơn trong sản xuất. Chủ tịch VITAS cho rằng, Triển lãm Quốc tế ngành Công nghiệp Dệt & May thiết bị, nguyên phụ liệu & vải (SaigonTex & SaigonFabric 2024), sẽ là nơi quy tụ nhiều doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Đây sẽ là cơ hội tốt giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tiếp cận những công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, từ đó các doanh nghiệp có cơ sở định hướng đầu tư trong thời gian tới. Triển lãm là một trong những định hướng chiến lược phát triển của ngành.

Bởi lẽ sư kiện được tổ chức thường niên và lâu năm với quy mô lớn khi thu hút đông đảo nhà sản xuất máy móc, cung ứng nguyên phụ liệu quốc tế với hơn 1.000 nhà triển lãm đến từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia.

Với tư cách đại diện đơn vị bảo trợ tổ chức, ông Giang cho biết triển lãm đặt ra các mục tiêu giải pháp có tính then chốt. Đó là giải quyết vấn đề liên quan đến thiếu hụt nguồn cung. Triển lãm với sự tham dự của những nhà sản xuất nguyên phụ liệu toàn cầu và đưa thông tin cho các nhà mua hàng của ngành dệt may Việt Nam. Đây là một trong những cơ hội lớn để các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam tiếp cận với nguồn cung bị thiếu hụt.

Qua triển lãm, các nhà sản xuất nguyên phụ liệu các nước lớn có thể nhìn thấy tiềm năng phát triển ngành để đầu tư và phát triển sản xuất ở Việt Nam. Điều này, không chỉ giúp dệt may Việt Nam tăng tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm, tăng tính cạnh tranh mà còn đáp ứng quy tắc xuất xứ để được nhận ưu đãi thuế quan xuất khẩu thấp hoặc miễn thuế ở các thị trường có ký kết Hiệp định FTA.

Tại đây, doanh nghiệp có thể tìm kiếm các giải pháp về thiết bị và công nghệ tự động  hàng đầu phục vụ cho sản xuất, đáp ứng nhu cầu nhãn hàng phải nhanh, thân thiện môi trường...

Tham gia triển lãm, doanh nghiệp sẽ có cơ hội lớn để “bắt tay”, hợp tác với nhiều nhãn hàng lớn trên thế giới, cũng như nắm bắt được những thiết bị, công nghệ hiện đại từ những nhà sản xuất thiết bị nổi tiếng thế giới để có thể tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp có thêm thông tin về diễn biến của thị trường, về nguyên phụ liệu, về những yêu cầu của các nhãn hàng và xu hướng dệt may thế giới. về những thách thức cũng như cơ hội của ngành dệt may toàn cầu.

Thực tiễn qua các kỳ triển làm được trước, nhiều doanh nghiệp chia sẻ đã nhận được nhiều thông tin hữu ích về nhu cầu của khách hàng; xu hướng phát triển ngành, dự báo thị trường, cũng như tìm được các nhà cung cấp nguyên liệu; công nghệ và cả nhà mua hàng.

Một minh chứng rõ nét khẳng định sự thành công là năm nay triển lãm tiếp tục đón các nhà triển lãm lớn tham gia nhiều năm liền. Nhiều nhà triển lãm mới thể hiện sự tiếc nuối không thể tham dự vì không gian tại SECC khoảng 30.000 m2 đã không còn chỗ.

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.386.519
Khách
: 2.148
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Triển lãm Saigontex & SaigonFabric 2024: Điểm đến cho doanh nghiệp dệt may, nhà đầu tư và nhà mua hàng quốc tế Rating: 5 out of 10 94646.
Core Version: 1.8.0.0